Viêm khớp là tình trạng viêm của khớp, ảnh hưởng đến một khớp hoặc nhiều khớp. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau đến từ các nguyên nhân và có những phương pháp điều trị khác nhau. Có hai loại viêm khớp phổ biến là: Viêm xương khớp (viêm khớp) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Các triệu chứng viêm khớp thường phát triển theo thời gian, nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột. Viêm khớp thường gặp nhiều hơn cả ở người trên 65 tuổi, nhưng cũng có thể phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.
Phụ nữ và những người thừa cân chiếm tỉ lệ bị viêm khớp cao hơn.
Đau khớp, cứng khớp và sưng khớp là những triệu chứng phổ biến của viêm khớp. Khi bị viêm khớp, người bệnh sẽ bị hạn chế khả năng vận động. Nhiều người bị viêm khớp cảm thấy các triệu chứng đau nhức rõ ràng hơn vào buổi sáng.
Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp (RA) bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc cảm thấy chán ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ bị thiếu máu hoặc sốt nhẹ, vì lượng hồng cầu giảm. Trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng có thể gây biến dạng khớp nếu không được điều trị kịp thời.
Sụn là mô liên kết vững chắc nhưng linh hoạt trong khớp, đóng vai trò bảo vệ khớp bằng cách hấp thụ áp lực và giảm sốc cho bạn khi di chuyển hoặc vận động. Việc sụt giảm sụn sẽ gây ra viêm khớp.
Khi khớp bị bào mòn cũng gây ra viêm. Nhiễm trùng hoặc chấn thương sẽ làm trầm trọng thêm sự phá vỡ tự nhiên của mô sụn. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân quan trọng, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm khớp nếu trong gia đình có người bị viêm khớp.
Viêm khớp dạng thấp (RA) là loại viêm khớp phổ biến nhất hiện nay, là một rối loạn tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của cơ thể.
Cuộc tấn công này làm ảnh hưởng đến synovium – một mô mềm trong khớp, tạo ra chất lỏng nuôi dưỡng sụn và bôi trơn khớp. Viêm khớp dạng thấp (RA) có thể dẫn đến phá hủy cả xương và sụn bên trong khớp.
Nguyên nhân chính xác của các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch vẫn chưa được biết, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra các dấu hiệu di truyền làm tăng nguy cơ phát triển RA gấp 5 lần.
Hãy đến gặp bác sĩ là việc đầu tiên bạn nên làm nếu bạn không chắc chắn về các triệu chứng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể, xem xét chất lỏng xung quanh khớp, phạm vi chuyển động của các khớp,… và giúp bạn đưa ra lời khuyên hữu ích.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, trước hết bạn nên đặt lịch thăm khám trực tiếp với bác sĩ Tick Medical. Điều này giúp quá trình chẩn đoán và điều trị diễn ra dễ dàng hơn,
Trích xuất, phân tích mức độ viêm trong máu và dịch khớp có thể giúp bác sĩ xác định loại viêm khớp của bạn. Các xét nghiệm máu kiểm tra các loại kháng thể cụ thể như yếu tố thấp khớp (RF), kháng thể kháng nhân ANA,.. cũng là xét nghiệm chẩn đoán phổ biến.
Bên cạnh đó, các bác sĩ thường sử dụng công nghệ quét hình ảnh như X-quang, MRI và CT scan để tạo ra hình ảnh của xương và sụn rõ ràng hơn.
Mục tiêu chính của việc điều trị là giảm bớt cơn đau mà bạn gặp phải và ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp. Bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ để kiểm soát cơn đau tốt hơn. Một số người sử dụng túi giữ nhiệt hoặc túi chườm lạnh để làm dịu cơn đau, tiêu sưng. Một số khác thì sử dụng các thiết vị hỗ trợ di chuyển như gậy, xe tập đi,… giúp giảm áp lực cho các khớp bị đau.
Cải thiện chức năng khớp cũng rất quan trọng, các bác sĩ có thể cung cấp cho bạn các phương pháp điều trị phù hợp để đạt kết quả tốt.
Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh không những hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp mà còn giúp giảm các triệu chứng trong trường hợp bạn đang mắc bệnh.
Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp có lợi cho sức khỏe của bạn. Hãy chú ý chọn chế độ ăn có nhiều chất chống oxy hóa, như trái cây tươi, rau xanh, thảo mộc hoặc cá và các loại hạt sẽ giúp giảm viêm.
Khi bị viêm khớp bạn cần tránh các loại thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa và lượng thịt cao.
Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng kháng thể gluten có thể có ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Một chế độ ăn không có gluten có thể cải thiện các triệu chứng và tiển triển bệnh. Nghiên cứu năm 2015 cũng khuyến nghị chế độ ăn không có gluten cho tất cả những người nhận chẩn đoán bệnh mô liên kết không phân biệt.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giữ cho khớp luôn linh hoạt. Bơi lội là phương pháp tập luyện tốt cho những người bị viêm khớp vì nó không gây áp lực lên khớp như chạy bộ. Duy trì hoạt động là việc rất quan trọng, nhưng bạn cũng nên chắc chắn rằng, thời gian nghỉ ngơi là hợp lý, tránh tập luyện quá mức.
Các bài tập bạn có thể thực hiện tại nhà bao gồm:
Kết luận: Hiện nay không có cách chữa hoàn toàn bệnh viêm khớp, nhưng nếu bạn điều trị đúng cách, đúng phương pháp và có niềm tin thì viêm khớp cũng sẽ khỏi.
Bạn đang bị viêm khớp/ viêm khớp dạng thấp và đang cần được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Hoặc để lại thông tin vào form dưới đây, chuyên viên của chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h.