Đa số trẻ sơ sinh khi được sinh ra thì sẽ rụng rốn từ sau 7 đến 10 ngày và sau đó 15 ngày thì cuống rốn sẽ được liền lại hoàn toàn. Các chuyên gia hiện nay đều khuyến cáo là nên để hở và không nên băng kín lại nhưng với điều kiện phải liên tục theo dõi chú ý đến. Việc sử dụng thuốc sát trùng rốn cho trẻ cũng là một cách để cho vùng rốn của trẻ hạn chế tình trạng bị nhiễm trùng. Kèm theo đó là phải chăm sóc đúng cách để cho rốn trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và khi thấy có bất thường nên cần đề phòng nhiễm trùng rốn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách sử dụng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh và khi nào mới nên dùng.
Nhiễm trùng rốn

Bị nhiễm trùng rốn thường sẽ xảy ra ở trẻ sau khi được sinh ra và nó chính là nhiễm trùng cuống rốn. Khi bị nhiễm trùng có khả năng là do khu trú hoặc lan rộng và vùng rốn sẽ sung huyết lan rộng ra thành bụng với kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi cũng có xuất hiện mủ bao quanh.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng rốn
Phần lớn nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn sẽ từ do các bà mẹ thiếu kiến thức về cách chăm sóc con. Nhiều bà mẹ sợ là sẽ làm đau con nên đã quấn chặt và gây bít kín lại rốn của con và từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Khi không được vệ sinh sạch sẽ ở phần rốn thì nó sẽ bắt đầu gây nhiễm trùng ở vùng này và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên đó là tụ cầu. Dựa theo đó, thì sẽ có 3 mức độ nhiễm trùng bao gồm dưới đây:
- Cấp độ 1: Chân rốn bị đỏ và da bụng quanh rốn vẫn bình thường.
- Cấp độ 2: Phần đỏ ở quanh chân rốn bắt đầu lan rộng ra da với đường kính là nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm
- Cấp độ 3: Tiếp tục với phần đỏ quanh chân rốn sẽ lan rộng ra với đường kính là lớn hơn 2cm nhưng không kèm viêm tĩnh mạch hay vùng hạ vị.
Những dấu hiệu nhiễm trùng rốn ở trẻ
Dấu hiệu của bị nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh thường rất rõ ràng và dễ nhận biết do chỉ cần quan sát thì các bậc cha mẹ có thể phát hiện ra liền. Dưới đây là một số dấu hiện có sự thể hiện rõ ràng nhất như:
- Rốn có mùi hôi
- Rốn bị chảy máu
- Rốn và vùng da quanh rốn sưng tấy đỏ
- Bị rỉ dịch, mủ hay vẫn còn bị ướt sau khi đã rụng
Lúc nào thì nên sử dụng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc và sát trùng cuống rốn và những vùng xung quanh của rốn cho trẻ sơ sinh nên được thực hiện thường xuyên từ 1-2 ngày mỗi lần cho những trẻ sơ sinh đang ở những tình trạng dưới đây:
- Trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn
- Trẻ sơ sinh đã rụng cuống rốn nhưng vẫn còn tiết dịch chảy ra
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn và viêm rốn
Các cách sát trùng rốn đúng cho trẻ sơ sinh
Chuẩn bị những dụng cụ:
- Dung dịch sát trùng cồn 70 độ, nước muối sinh lý NaCl 0,9%
- Gạc vô trùng
- Que gòn vô trùng
Cách sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh
Bước tiến hành:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại với cồn 70 độ để tránh vi khuẩn, virus từ tay xâm nhập vào vùng rốn trẻ nhỏ.
- Bước 2: Nếu có băng rốn thì tháo ra và dùng gạc vô trùng nâng cuống rốn lên thật nhẹ nhàng
- Bước 3: Theo dõi quan sát chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt rốn và vùng da xung quanh rốn, kiểm tra xem có các bất thường như chảy mủ, đỏ, sưng tấy hay không. Để ý xem rốn trẻ có mùi hôi không.
- Bước 4: Tiếp đến dùng gạc hay bông gòn vô trùng tẩm dung dịch sát trùng lần lượt theo thứ tự: chân rốn đến thân cuống rốn tới kẹp rốn và mặt cắt cuống rốn.
- Bước 5: Nên sát trùng vùng da xung quanh từ trong ra ngoài và vùng rộng từ 5-7cm xung quanh rốn.
- Bước 6: Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để các chất bẩn khác vấy lên vùng rốn đã được vệ sinh rồi.
Những lưu ý khi dùng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh

Nên sử dụng dung dịch cồn 70 độ hoặc nước muối sinh lý 0,9% để sát trùng rốn hàng ngày cho trẻ. Trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn, có thể sử dụng dung dịch Milian hoặc Eosin 1% hay còn gọi là thuốc đỏ bôi vào rốn trẻ 3-4 lần/ngày, mỗi lần từ 1-2 giọt. Cẩn thận không để dung dịch dính vào niêm mạc hay mắt trẻ. Mỗi lần sau sử dụng, cần đóng kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Betadine 5% với thành phần là Povidone Iodine là thuốc sát trùng vết thương hay được sử dụng trong các bệnh viện. Tuy nhiên, dung dịch Betadine chống chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Trường hợp nếu không biết và đã dùng Betadine để sát trùng rốn cho trẻ thì phụ thuộc vào từng cách dùng sẽ có cách xử lý khác nhau. Đổ dung dịch ra gạc hoặc que vô trùng và sát trùng rốn cho trẻ mỗi ngày 1 lần thì chỉ cần ngừng sử dụng, thay bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh rốn cho trẻ và không cần đưa trẻ đi khám. Sát trùng bằng cách nhỏ trực tiếp lên rốn trẻ hoặc sử dụng mỗi ngày từ 2 lần trở lên, nếu mỗi lần nhiều hơn 2 giọt cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra chức năng nội tiết tuyến giáp.
Dung dịch Betadine là thuốc sát trùng được sử dụng để vệ sinh vết may tầng sinh môn nhưng ít ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh do nồng độ hấp thu và bài tiết qua sữa mẹ thấp. Nhưng với phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên hạn chế sử dụng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Chú ý quá trình sát trùng rốn cho trẻ
- Giữ rốn và vùng da xung quanh sạch sẽ, khô ráo đến khi cuống rốn rụng
- Tháo bỏ kẹp rốn sau 48 giờ nếu rốn đã khô
- Để rốn hở giúp rốn mau khô và dễ rụng hơn
- Chăm sóc rốn từ 1 đến 2 lần mỗi ngày hoặc khi thấy rốn bị bẩn
- Hạn chế sờ, đụng vào cuống rốn và vùng da xung quanh rốn để tránh làm nhiễm trùng rốn, viêm rốn
- Chăm sóc rốn sau khi cuống rốn đã rụng, đến khi rốn khô không còn tiết dịch
- Trường hợp cuống rốn rụng trễ (sau 15 ngày), nguyên nhân thường gặp nhiễm trùng rốn thì cần vệ sinh, sát trùng nhiều lần hơn còn chồi rốn hay mô hạt rốn thì chỉ cần chấm dung dịch bạc nitrat mỗi ngày hoặc tư vấn bác sĩ đốt điện nếu chồi rốn to.
- Tuyệt đối không bôi chấm kháng sinh lên vùng rốn nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Đưa trẻ đi khám nếu phát hiện bất thường
Ở quá trình vệ sinh, sát trùng rốn cho trẻ, nếu quan sát thấy có các bất thường thì cần nên lập tức đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ có chuyên môn:
- Rốn trẻ chảy máu nhiều hoặc khó cầm máu
- Rốn rỉ dịch vàng, có mủ hoặc có mùi hôi
- Rốn rỉ dịch kéo dài sau khi đã rụng
- Vùng da quanh rốn sưng đỏ tấy nề, trẻ quấy khóc khó chịu, bú kém
- Rốn có chồi hạt hay mô hạt rốn, rỉ nước kéo dài
- Rốn chậm rụng sau 2 tuần
Các loại thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh
Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch rửa vết thương an toàn, không gây kích ứng nên rất phù hợp với trẻ sơ sinh. Nước muối sinh lý có rất nhiều công dụng:
- Loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, dịch viêm,… tại vị trí tổn thương.
- Rửa trôi vi sinh vật và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
- Làm sạch bề mặt giúp các thuốc sát trùng khác thấm sâu hơn.
Tuy nhiên, nước muối không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, cần sử dụng kết hợp với thuốc sát trùng khác khi chăm sóc vết thương của trẻ sơ sinh. Dung dịch này thường được dùng để vệ sinh tai, mũi và cuống rốn cho trẻ. Ngoài ra, nước muối cũng được sử dụng để làm dịu da bé sau khi dùng thuốc sát trùng.
Thuốc Prontosan

Dung dịch Prontosan có thành phần chính là betaine và polyhexanide 0,1%. Dung dịch này phù hợp với trẻ sơ sinh do nhiều ưu điểm:
- Tiêu diệt vi khuẩn tốt do thành phần có hoạt tính kháng khuẩn của polyhexanide.
- Loại bỏ được màng biofilm – màng sinh học, ngăn chặn nhiễm trùng vết thương.
- Thành phần làm dịu vết thương, an toàn với trẻ sơ sinh.
- Không tổn thương mô hạt, nguyên bào sợi yếu tố thúc đẩy quá trình lành da tự nhiên.
Tuy nhiên, dung dịch Prontosan có tác dụng kháng khuẩn yếu hơn dung dịch sát khuẩn truyền thống như cồn y tế, povidone iod. Dung dịch có thể gây độc tính thần kinh khi tiếp xúc với màng não, màng nhĩ. Vì vậy, không nên sử dụng nó để rửa vết thương ở tai của trẻ sơ sinh.
Thuốc Chlorhexidine

Chlorhexidine là chất sát trùng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm, virus. Nồng độ 0,5% vừa đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, vừa an toàn cho trẻ sơ sinh. Chlorhexidine ít hấp thu qua da nên hạn chế được tác dụng phụ toàn thân hơn các sản phẩm chứa iod như povidone iod.
Tuy nhiên, nó là một chất độc thần kinh nguy hiểm nếu sử dụng liều cao và trên vết thương rộng trong thời gian dài. Do đó cần chú ý không để dung dịch này tiếp xúc với màng nhĩ. Chlorhexidine có thể gây điếc nếu nhỏ vào tai giữa.
Thuốc Dizigone

Dizigone là dung dịch kháng khuẩn ứng dụng công nghệ EMWE từ châu Âu. Công nghệ dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa dòng điện đơn cực và muối khoáng để tạo ra sản phẩm chứa các ion và các chất oxy hóa quan trọng như HCIO, HO*, CIO-. Các chất này có khả năng tiêu diệt mầm bệnh mạnh mẽ tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Dung dịch Dizigone đáp ứng tất cả các tiêu chí của dung dịch sát khuẩn lý tưởng:
- Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt vi khuẩn, nám, virus.
- Hiệu quả nhanh trong 30 giây tiếp xúc.
- An toàn, không gây kích ứng, phù hợp với trẻ sơ sinh.
- Không làm tổn thương mô hạt và nguyên bào sợi – không cản trở sự phát triển của da bé.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng.
Chỉ có 1 nhược điểm duy nhất của Dizigone là mùi chloride đặc trưng. Tuy nhiên, đây là mùi của các chất oxy hóa như HCIO nên an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Có thể dùng thuốc sát trùng betadin cho trẻ được không?

Trong Betadine có chứa Povidone iodine là dung dịch dùng để sát khuẩn vết thương hay thường được dùng tại các bệnh viện. Thuốc khi được bôi vào da sẽ rất nhanh khô, không tạo cảm giác nóng rát, ít độc hơn các chế phẩm iod tự nhiên. Tuy nhiên, dung dịch sát khuẩn betadine lại chống chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Đối với phụ nữ đang mang thai và thời kỳ cho con bú, trẻ dưới 6 tháng tuổi thì Betadine chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Trong các trường hợp, nếu không biết mà sử dụng cho trẻ sơ sinh thì dựa vào cách sát khuẩn rốn cho trẻ mà đưa ra lời khuyên. Với trường hợp nhỏ thuốc ra bông gạc rồi mới sát khuẩn lên rốn trẻ thì mỗi ngày chỉ cần sử dụng 1 lần thì nên dừng sử dụng thuốc và không cần đưa trẻ đi khám. Thay vào đó, nên sử dụng cồn 70 độ hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để sát trùng rốn cho trẻ là được. Với trường hợp mà nhỏ thuốc trực tiếp lên rốn, nhỏ từ 2 lần trở lên/ngày, mỗi lần nhiều hơn 2 giọt thì cần nên đưa trẻ đi khám sớm để kiểm tra kịp thời chức năng tuyến giáp trạng.
Dung dịch betadine dùng để rửa vết khâu tầng sinh môn không ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh do lượng thuốc hấp thụ và bài tiết qua sữa không đáng kể. Nhưng trong thời gian cho con bú thì nên hạn chế sử dụng Betadine mà chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ là tốt nhất.
Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chính vì vậy việc sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cũng cần được chú ý kĩ lưỡng và phải có chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ. Nên luôn tìm hiểu kĩ lưỡng về loại thuốc hay dung dịch sẽ dùng cho trẻ để tránh những nguy hiểm đáng tiếc xảy ra.