Sữa mẹ được nguồn sữa có dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng tăng cường giúp cho bé phát triển và tăng được hệ miễn dịch. Nhưng sẽ tùy vào mỗi người sẽ có người mẹ cho con bú trực tiếp còn có người mẹ sẽ vắt sữa ra cho con bú bằng bình. Mặc dù cho con bú trực tiếp vẫn tốt hơn nhưng đôi lúc sẽ có mẹ bận bịu công việc và không cho con bú trực tiếp được. Đa số các mẹ cũng rất thắc mắc về việc nếu sữa mẹ được vắt ra thì để được trong thời gian là bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và đưa ra thời gian bảo quản cũng như cách bảo quản sao để sữa vẫn còn giữ được nguyên chất.
Sữa mẹ hút ra để được mấy tiếng

Sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển toàn diện và trong đó cũng có khá nhiều đường, gồm cả dạng đường đơn và đường đôi. Nhưng đường trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn tuy cũng dễ rất lên men và nhanh biến chất khi để ngoài môi trường. Trong sữa mẹ cũng có chứa rất nhiều thành phần đạm, đa dạng các loại acid amin. Đây được coi là loại đạm rất phù hợp và dễ hấp thu so với cơ thể trẻ nhưng bên cạnh đó cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Vấn đề sữa mẹ hút ra để được mấy tiếng luôn được các mẹ quan tâm rất nhiều vì có rất nhiều trường hợp mẹ không thể cho con bú trực tiếp được. Việc lưu trữ và bảo quản sữa mẹ ở môi trường bên ngoài luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho sữa mẹ bị biến chất, mất chất và nếu bé uống vào sẽ có nguy cơ tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do sữa mẹ chứa rất nhiều loại dinh dưỡng như đường, đạm, chất béo và axit amin,… nên đây được coi là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Vì nếu lỡ cho trẻ uống nhầm thì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
Vì sữa mẹ để ngoài được mấy tiếng sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp bảo quản, điều kiện môi trường, nhiệt độ và lượng sữa,… Theo khuyến cáo của UNICEF, WHO và Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam việc bảo quản và lưu giữ sữa mẹ sau khi được hút ra sẽ được theo hướng dẫn như sau:
Để ở nhiệt độ thường
Sữa mẹ sau khi vắt ra nếu để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C sẽ giữ được từ 6 tiếng đến 8 tiếng. Nhưng theo bác sĩ nhấn mạnh thì sữa mẹ chỉ nên giữ ở tầm trong vòng 4 tiếng thì chất lượng mới tốt nhất. Vì nếu nhiệt độ phòng thấp thì sữa sẽ bảo quản được càng lâu. Nhiệt độ phòng từ 25 độ C trở lên thì chỉ nên dùng tối đa trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

Để ở ngăn mát
Nếu để ở ngăn mát thì sữa mẹ sẽ để được trong bao lâu và đây cũng là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ đặt ra khi bảo quản sữa cho con trẻ. Có thể bảo quản sữa mẹ ở trong ngăn mát tủ lạnh thời gian tối đa là 4 ngày tùy vào nhiệt độ của tủ lạnh. Với tủ lạnh cũ và nhiệt độ không ổn định thì chỉ nên lưu trữ sữa tầm từ 1-3 ngày.

Để ở ngăn đá
Những loại tủ lạnh kích cỡ nhỏ và chỉ có duy nhất 1 cánh cửa dùng chung cho cả ngăn mát và ngăn đá thì chỉ nên bảo quản ở tối đa khoảng 3 tuần. Vì ở loại tủ lạnh này tuần suất đóng mở sẽ thường xuyên nên rất dễ gây ảnh hưởng cho nhiệt độ ngăn đá và làm giảm hiệu quả bảo quản sữa với chất lượng sữa bị biến đổi.

Còn nếu sử dụng loại tủ lạnh có 2 ngăn phân chia rõ ràng thì sữa mẹ có thể dễ dàng bảo quản ở thời gian là 6 tháng. Loại tủ đông chuyên dụng dùng để đựng thực phẩm sẽ có thời hạn bảo quản sữa mẹ lên đến 6 – 12 tháng. Nhưng vẫn nên sử dụng càng sớm càng tốt vì chất lượng sữa mẹ chỉ ở trạng thái tốt nhất là 6 tháng kể từ thời điểm bảo quản
Sau khi rã đông sẽ để được bao lâu
Đối với sữa mẹ sau khi rã đông trong vòng 24 giờ và sau đó nếu trẻ dùng không hết trong khoảng thời gian này thì các mẹ nên bỏ đi. Tránh tình trạng dự trữ lại, tái đông hay là trộn cùng với sữa mới.
Lưu ý khi cho trẻ ăn nên làm ấm lại sữa, không nên dùng lò vi sóng hay không nên đun sôi,… Nên thực hiện đúng các cách như trên sẽ bảo quản được sữa khá lâu và vẫn giữ được chất của sữa mẹ.
Nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Ngoài những cách nhận biết sữa mẹ để ngoài được mấy tiếng thì các mẹ còn nên lưu ý những cách nhận biết sữa mẹ có bị hỏng không qua những dấu hiệu sau đây:
Có mùi vị lạ
Những cách để nhận biết được sữa mẹ có bị hỏng hay không chính là nếm thử vì thường sữa mẹ có vị nhạt và mùi hơi béo ngậy. Chính vì thế, nếu ngửi hoặc nếm thấy có sự khác lạ như vị chua thanh, mùi hôi,… thì rất có khả năng cao là sữa đã bị hỏng.
Bị nổi váng
Trong sữa mẹ có hàm lượng chất béo cao nên khi sữa nổi váng là hoàn toàn bình thường nhưng nếu nó vẫn nổi váng sau khi được hâm nóng và váng với sữa không cùng hòa tan với nhau thì có nghĩa là sữa đã quá hạn nên mới dẫn đến bị hỏng. Nếu ngược lại lớp váng hòa cùng với sữa sau khi lắc đều bình thì trẻ vẫn có thể dùng bình thường.
Cách rã đông và sử dụng sữa mẹ cho bé đúng cách
Sữa mẹ sau khi hút
Sữa mẹ sau khi được hút ra thì hoàn toàn có thể cho bé bú liền và nên bảo quản lên đến 1 tiếng bằng máy hâm sữa hoặc 4 tiếng nếu ở nhiệt độ thường trong trường hợp mẹ không có cho bé bú liền. Vì trong thời gian trên sữa sau khi được vắt nên cất và bảo quản trong ngăn mát hay tủ đông để đảm bảo chất dinh dưỡng của sữa.
Cách rã đông đúng cách
Nếu lưu trữ ở ngăn mát thì chỉ cần áp dụng phương pháp rã đông ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút rồi sau đó ngâm vào nước nóng 40 độ C. Để cho quá trình được rút ngắn thì nên ngâm sữa trước với nước thường trong 5 phút rồi tiếp đó là ngâm với nước nóng ở 40 độ ở 10 phút cho đến khi nước giảm nhiệt độ.

Còn nếu ở ngăn đá thì cần phải rã đông bằng cách đặt sữa ở dưới ngăn mát rồi sau khi sữa tan đá hết ra thì mới cho vào máy hâm sữa được và nên duy trì ở nhiệt độ 40 độ C. Đây được coi là nhiệt độ hâm sữa tốt nhất và được đảm bảo các chất dinh dưỡng sẽ không mất đi.
Cách vắt sữa mẹ và cách bảo quản đúng cách
Cách vắt sữa mẹ đúng cách
Đảm bảo cho sữa mẹ luôn giữ được chất lượng trong thời gian bảo quản thì các mẹ nên thực hiện đúng những thao tác từ bước vắt sữa mẹ. Trước tiên, các mẹ cần rửa tay sạch và vệ sinh các thiết bị, dụng cụ vắt sữa với dụng cụ đựng sữa trước khi bắt đầu hút sữa. Nên cần lau sạch các vùng tiếp xúc với máy hút như bầu ngực, núm vú và sau đó tiến hành hút sữa. Sữa mẹ sau khi được hút xong cần nên dự trữ liền ngay trong tủ mát với tủ đông.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo là cách vắt sữa mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc sữa mẹ để ngoài sẽ được bao lâu. Nên các mẹ cần lưu ý các thao tác chuẩn bị để đảm bảo vệ sinh khi hút sữa.

Vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa
Các dụng cụ hút sữa hay hút sữa là những dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đến sữa mẹ do vậy các loại dụng cụ này nên cần được vệ sinh tiệt trùng và kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Nếu vệ sinh không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào sữa mẹ từ đó gây biến chất và làm hỏng sữa mẹ.

Chú ý khi bảo quản sữa mẹ
- Nên ghi rõ ngày giờ lên túi hay bình sữa
- Sắp xếp thứ tự từ cũ đến mới và từ ngoài vào trong để có thể dễ dàng lấy sữa theo đúng thứ tự
- Lượng túi sữa bị dư nhiều và không dùng hết trong thời gian 4 ngày thì nên lưu trữ tủ đông liền ngay sau khi vắt.
- Hạn chế đặt sữa trên cánh tủ ngăn mát hay ngăn đông do nhiệt độ ở vị trí đó dễ làm cho nhiệt đổ hay bị thay đổi từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.
Bảo quản sữa mẹ
Những lưu ý để bảo quản sữa mẹ
Sử dụng loại bình hay túi nào để đựng sữa mẹ
Ở giai đoạn hút sữa hay lưu trữ sữa các mẹ nên luôn rửa tay sạch sẽ và chuẩn bị dụng cụ đựng sữa cũng cần rửa sạch. Khi vắt sữa ra có thể bảo quản ở hộp thủy tinh, bình thủy tinh có nắp đựng hay bình nhựa không chứa hóa chất BPA. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể tham khảo các loại túi chuyên dụng dành cho riêng cho đựng sữa mẹ.
Khi hâm nóng xong thì sữa mẹ để ngoài được bao lâu
Hâm sữa mẹ ở bao nhiêu độ và có cần nên hâm lại sau khi hút không cũng đang là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Các chuyên gia đã cho biết, nhiệt độ mà được khuyến khích thích hợp để ủ nóng và hâm sữa mẹ sau khi vắt là 40 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp cho các bé sử dụng mà không gây ra bỏng cho bé nhưng cũng không nên để quá lạnh vì nó sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc ở hầu họng của bé.
Ủ nóng sữa mẹ khi mới hút ra sẽ có được rất nhiều lợi ích ngăn ngừa đến nguy cơ sữa mẹ bị hỏng và thay thế tủ lạnh trong một số trường hợp,… Bác sĩ không khuyến khích vì nếu ủ sữa nóng quá lâu sẽ gây nên biến chất và mất chất của sữa mẹ. Sau khi hút ra sữa xong các mẹ vẫn có thể cho bé bú luôn mà không cần hâm lại hay có thể bảo quản bằng cách hâm nóng tối đa 1 tiếng. Nhưng nếu trẻ không có sử dụng trong vòng 1 tiếng thì nên bảo quản bằng cách cất vào ngay tủ lạnh.
Giữ ấm sữa mẹ ở 40 độ để được bao lâu
Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết dù được ủ ấm ở nhiệt độ 40 độ C thì mẹ cũng chỉ nên cho bé sử dụng trong khoảng 1 tiếng và sau đó nên đem vào bảo quản ở tủ lạnh. Có rất nhiều trường hợp cho rằng sữa mẹ được ủ ở nhiệt độ lý tưởng có thể bảo quản ở môi trường ngoài đến 5 tiếng mà vẫn không bị ôi thiu hay hỏng. Nhưng nó vẫn có thể gây hại sức khỏe của trẻ vì nếu uống phải trẻ sẽ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…

Đổi màu sữa mẹ khi trữ đông có nguy hiểm
Sẽ có mẹ gặp hiện tượng sữa mẹ có mùi tanh, mùi lạ và màu sữa hơi khác màu so với sữa mới vắt. Nhưng nếu các mẹ vẫn thực hiện vắt và bảo quản đúng cách thì không cần phải lo về chất lượng sữa. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên là tác động của enzym lipase đã làm gãy chuỗi các chất béo trong sữa mẹ khi sữa đang ở môi trường nhiệt độ thấp.
Sữa mẹ đã uống rồi để được bao lâu
Khi trẻ đã uống sữa mẹ rồi thì chỉ nên để được tối đa thêm 2 tiếng nữa kể từ thời điểm trẻ uống. Nên sau 2 tiếng mà trẻ vẫn chưa uống hết được thì các mẹ nên bỏ sữa này đi và tuyệt đối không cho trẻ dùng tiếp hay bảo quản phần sữa thừa này vì nó đã nhiễm khuẩn.
Sữa mẹ mới vắt có thêm vào sữa đã dự trữ không
Sữa mẹ vẫn có thể thêm vào sữa đã dự trữ với điều kiện thực hiện những an toàn bảo đảm theo như dưới đây:
- Luôn giữ cho tay thật sạch sẽ khi thực hiện luôn đảm bảo là vi khuẩn không xâm nhập được vào sữa mẹ.
- Chỉ khi trẻ đã đủ tháng thì mẹ mới cho trẻ uống sữa mới trộn vì lúc này có thể trẻ đã khỏe mạnh và không có vấn đề về đường tiêu hóa với đường ruột.
- Lưu ý các mẹ chỉ nên trộn sữa đã cấp đông và sữa mới hút khi cả 2 loại sữa này được vắt trong cùng 1 ngày.
- Trước khi trộn 2 loại sữa này nên cần đảm bảo nhiệt độ của chúng là bằng nhau và ghi nhớ tuyệt đối không cho sữa lạnh vào sữa mới vắt đang còn ấm. Do sự chênh lệch về nhiệt độ sẽ khiến cho sữa có nguy cơ bị hỏng. Nên chỉ áp dụng với sữa mới và sữa đang bảo quản ở nhiệt đồ phòng.
Mặc dù việc kết hợp sữa mẹ từ nhiều lần vắt ra sẽ mang lại sự thuận tiện trong trường hợp trẻ có sức bú yếu. Nên nếu muốn dự trữ sữa tốt hơn thì vẫn nên cho vào chung với nhau vì cách này cũng giúp các mẹ tiết kiệm được không gian. Ngoài ra, biết rõ được thời gian hay cách dữ trự sữa cũng là điều cần thiết nhất mà các mẹ cần nên biết để bảo vệ cho sức khỏe của trẻ. Nên mong rằng với những thông tin ở trên thì các mẹ đã có thể nắm rõ các vấn đề về sữa và giải đáp hết được những thắc mắc.