Lấy ráy tai chảy máu có bị sao không

Nhiều người thường sẽ có thói quen ngoáy tai khi bị ngứa tai và khi bị có vấn đề rất chủ quan không quan tâm mấy. Nhưng theo bác sĩ thì điều đó là không nên vì sẽ chẳng may là khi lấy ráy sẽ dẫn đến trường hợp chảy máu tai và những nguy cơ có thể xảy ra cho tai rất là nguy hiểm. Chính vì thế, rất nhiều người rất thắc mắc về việc khi lấy ráy tai mà bị chảy máu có sao không? và Cách xử lý nó như thế nào? Bài viết dưới đây, sẽ giải đáp thắc mắc này và đưa ra những thông tin bổ ích để mọi người nhận thức được vấn đề này để chủ động trong việc chữa trị.

Cấu tạo của tai

Tai có cấu tạo gồm 3 phần đó là tai trong, tai giữa và tai ngoài. Tai được chia ra làm 2 phần đó là ống tai xương bên trong và ống tai sụn ở bên ngoài. Ống tai sụn ở phần bên ngoài thường sẽ bao gồm các tuyến lông và lông, tuyến tạo ở bên trong sẽ có nhiệm vụ chính là ngăn cản giúp đẩy phần chất dơ ra bên ngoài tai. Ngoài ra, phần còn lại ở màng nhĩ của tai có nhiệm vụ là đóng vai trò quan trọng trong cơ chế nghe và hỗ trợ giúp cho cơ thể được giữ thăng bằng. Chính vì vậy, việc bị chảy máu tai có thể được xuất phát từ bất kỳ vùng nào ở tai và nó cần được quan tâm đúng mức để tránh cho các biến chứng không đáng có xảy ra.

Cấu tạo của tai
Cấu tạo của tai

Lấy ráy tai bị chảy máu có sao không

Khi lấy ráy tai nếu sử dụng vật cứng nhọn để ngoáy tai thì đa số thường sẽ có những triệu chứng như là đau nhẹ ở vùng bị tổn thương. Do vậy, nên cần cảnh giác và cẩn thận khi dùng những vật nhọn không phải vật dụng dành riêng cho tai để ngoáy tai. Hạn chế tuyệt đối không dùng những những vật dụng làm từ kim loại để ngoáy tai. Hay nếu bị chảy máu đột ngột thì cũng có thể do bị thủng màng nhĩ và dấu hiệu đầu tiên là tai bị đau nhói, ù tai, buồn nôn, chóng mặt và chảy máu tai. Ngoài ra, nguy hiểm hơn là nó có thể gây ra tình trạng mất thính lực hay còn được gọi là điếc tai.

Ngoài ra, nếu chỉ bị rách màng nhĩ do các dị vật trong tai thì chỉ bị điếc nhẹ và làm cho khả năng nghe bị suy giảm đáng kể. Nhưng nếu bị tổn thương nặng thì dẫn đến độ điếc sẽ tăng dần hơn. Có thể việc bị thủng màng nhĩ không cần điều trị bởi nó sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần hay vài tháng nhưng với điều kiện là tai luôn được giữ khô và không bị các loại vi khuẩn tấn công. Nếu cảm thấy khó chịu và tai luôn đau nhức hay có những dấu hiệu cho thấy bị nhiễm trùng thì nên lập tức đến ngay bệnh viện và các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Lấy ráy tai bị chảy máu
Lấy ráy tai bị chảy máu

Những nguyên nhân dẫn đến lấy ráy tai bị chảy máu


Nguyên nhân dẫn đến lấy ráy tai bị chảy máu tai là có thể do dùng lực quá mạnh hay các bệnh lý liên quan đến khoa tai mũi họng. Chúng sẽ bao gồm những nguyên nhân dưới đây như:

Do bị thủng màng nhĩ

Bị chảy máu tai khi lấy ráy tai là do bị thủng màng nhĩ và lúc này người bị sẽ cảm thấy cơn đau nhói trong tai và bị chảy máu tai, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, muốn nôn có thể thậm chí mất thính lực. Nếu như tai bị tổn thương sâu bên trong thì có thể bị điếc vĩnh viễn. 

Do bị viêm tai giữa cấp nên mới dẫn đến bị thủng màng nhĩ và kèm theo đó nó sẽ có những triệu chứng nhiễm khuẩn như sốt, đau nhức tai, nghe kém, ù tai, ăn uống kém. Khi màng nhĩ bị thủng sẽ khiến cho mủ thoát ra bên ngoài ống tai và các biểu hiện về viêm tai giữa sẽ được thuyên giảm.

Phần da ống tai ngoài bị rách 

Ngoáy tai thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến trầy xước và rách lớp da bảo vệ thành ống tai. Chính vì điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây viêm nhiễm cho ống tai. Một phần gây nên vấn đề này là do người bệnh đi bơi ở vùng nước bẩn. 

Có thể khi lấy ráy tai vô tình đẩy khối ráy vào sâu bên trong ống tai ngoài và còn thậm chí đến sát màng nhĩ gây đau tai. Vì ráy tai có thể dẫn cả ký sinh trùng và nấm từ bên ngoài môi trường vào và tấn công dô da vùng ống tai. Rách da ống tai ngoài dẫn đến chảy máu tai và một trong những tai nạn thường gặp nhất. Ống tai ngoài ở trường hợp này dễ bị nhiễm khuẩn và người bị sẽ bị chảy mủ, ù tai, nghe kém, đau nhức. Có một vài số người khi đi đến khám thì ống tai ngoài bị viêm nhiễm nặng nề tấy lan ra nửa mặt và xuất hiện máu lẫn nước mủ ở cửa tai.

Nguyên nhân dẫn đến lấy ráy tai bị chảy máu
Nguyên nhân dẫn đến lấy ráy tai bị chảy máu

Có dị vật ở tai hay bị nhiễm trùng

Ở bất kỳ đối tượng nào cũng có thể xảy ra việc tai bị nhiễm trùng từ người lớn đến trẻ nhỏ và dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng vẫn là ráy tai bị chảy máu hay máu tự nhiên chảy ra, có mủ ở tai, đau đầu, sốt, sưng tai, ù tai,… Các đồ vật nhỏ hay chỉ cần có côn trùng chui vào sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Và đây cũng chính là lý do khiến cho việc dùng vật dụng để lấy ra và vô tình tai bị tổn thương dẫn đến chảy máu.

Bị chấn thương

Dụng cụ chuyên dụng để lấy ráy tai thường được làm bằng kim loại và có thể dẫn đến việc bị tổn thương tai như bị các vết cắt và xước, rách. Chỗ bị thương sẽ chảy máu ra và kèm theo cơn đau rát nhẹ ở vị trí bị chấn thương. Có thể một vài chấn thương ở đầu cũng khiến cho bạn lấy ráy tai bị chảy máu. Những chấn thường đều do bị ngã, chơi thể thao, tai nạn,… Ngoài ra, khi chảy máu tai còn kèm theo một vài triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, choáng váng, hay quên,…

Lấy ráy tai bị chảy máu có nguy hiểm không và những biến chứng có thể gặp

Đa số khi lấy ráy tai mà bị chảy máu mọi người đều rất lo lắng và sợ hãi. Chính vì vậy chảy máu tai có thực sự nguy hiểm không và nếu không được chữa trị kịp thời thì có để lại biến chứng không?

Lấy ráy tai chảy máu có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà việc chảy máu tai sẽ có ở mức độ nguy hiểm hay không. Nếu bị chảy máu ngoài tai thường sẽ không nguy hiểm bằng chảy máu trong tai kèm với tai rỉ dịch. Chung quy là việc chảy máu tai không có nguy hiểm hay không đều phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này và các biểu hiện, triệu chứng đi kèm nữa. Nên nếu muốn biết chính xác nên đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để được chuẩn đoán đúng chính xác.

Lấy ráy tai bị chảy máu có nguy hiểm
Lấy ráy tai bị chảy máu có nguy hiểm

Những biến chứng có thể gặp

Sẽ có một vài trường hợp bị chảy máu tai gây ra những biến chứng khó chịu và nguy hiểm như:

  • Đau đầu và bị chóng mặt thường xuyên
  • Nghe không rõ
  • Mất thăng bằng
  • Không nghe thấy gì
  • Ù tai kéo dài
  • Rối loạn nhận thức
  • Bị thay đổi khả năng tiếp nhận ngôn ngữ.

Điều trị chảy máu tai

Điều trị chảy máu tai
Điều trị chảy máu tai

Xác định rõ được nguyên nhân gây chảy máu tai khi lấy ráy tai là rất quan trọng vì khi biết được mới có cách điều trị phù hợp được. Do là phương pháp điều trị chảy máu tai chính là cầm máu tạm thời và giải quyết được nguyên nhân này. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị gồm có:

Các phương pháp điều trị sẽ gồm có:

Dùng kháng sinh

Trong trường hợp xuất hiện viêm nhiễm thì kháng sinh sẽ được sử dụng và có nghĩa là nếu chảy máu tai do nhiễm trùng tai thì bác sĩ sẽ cho chỉ định dùng kháng sinh. Nhưng không phải cứ nhiễm trùng là sẽ dùng kháng sinh vì có một số trường hợp bị là do virus thì dùng kháng sinh sẽ không đáp ứng được hiệu quả.

Dùng thuốc giảm đau

Có thể dùng thuốc giảm đau để làm giảm bớt các cơn đau khó chịu và kích thích để thấy dễ chịu hơn.

Dùng đồ bảo vệ tại

Để cho nước ngăn không vào và mảnh vụ xâm nhập vào bên trong tai thì nên sử dụng miếng bịt tai.

Chườm ấm

Lấy một cái khăn sạch sau đó thấm ướt bằng nước ấm rồi vắt khô hết nước. Sau đó chườm nhẹ nhàng lên tai để giảm các cơn đau và khó chịu.

Chờ đợi thận trọng

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu tai sẽ theo thời gian tự khỏi nên việc chờ đợi các nguyên nhân tự khỏi cũng sẽ có áp dụng cho cả bị thủng màng nhĩ hay chấn động, các loại hình chấn thương đầu có thể nhìn thấy được.

Luôn theo dõi

Những trường hợp chảy máu tai do bị chấn thương hay do các nguyên nhân vẫn có thể thấy được thì nên cần thời gian để cho chấn thương được phục hồi dần. Lúc này, bác sĩ có đưa ra những yêu cầu cho người bệnh là theo dõi sát sao. Bởi vì có thể xuất hiện những bất thường khác như đau đầu, ù tai và có thể không nghe được,… nên cần được phát hiện sớm với điều trị kịp thời.

Những cách phòng ngừa chảy máu tai do lấy ráy tai ra

Phòng ngừa chảy máu tai
Phòng ngừa chảy máu tai

Để hạn chế được việc bị chảy máu tai khi lấy ráy tai thì nên đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để được lấy ráy tai đúng cách. Sẽ còn tùy thuộc vào cấu tạo của ống tai ngoài và mức độ khô cứng của ráy tai mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Một số trường hợp khi cục ráy quá khô cứng bác sĩ sẽ dùng loại thuốc làm cho nó mềm ra để dễ lấy hơn.

Tránh tình trạng nghe không rõ thì người bị hẹp ống tai ngoài luôn thực hiện việc vệ sinh tai thật đúng cách và tuyệt đối không dùng chung dụng cụ ngoáy tai với người khác. Với những người có sức khỏe bình thường thì nên hạn chế lấy ráy tai và nếu như có lấy thì nên sắm cho mình bộ dụng cụ riêng. Sau khi dùng xong nên ngâm ngay vào dung dịch sát cồn y tế và chỉ khi vệ sinh tai thì mới lấy ra dùng. 

Nói tóm lại thì phần lớn đa số các trường hơp chảy máu tai đều có thể tự phục hồi nhưng mà cũng không vì thế mà lơ là, chủ quan trong việc theo dõi và điều trị việc bị chảy máu tai khi lấy ráy tai. Chính vì thế, khi bị chảy máu tai không chỉ đơn thuần do lấy sâu mà bị còn những nguyên nhân khác có nguy cơ nguy hiểm. Mong rằng qua bài viết trên các thắc mắc về vấn đề này đã được giải đáp và để hạn chế tối đa các nguy cơ chảy máu tai thì tốt nhất vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín lấy ráy tai để đảm bảo cho sức khỏe.